TIẾN NHẤT THÀNH
Vé Máy Bay TIẾN NHẤT THÀNH
Giá vé rẻ nhất - Phục vụ tốt nhất
VÉ MÁY BAY ĐI HỒNG KÔNG - SÂN BAY QUỐC TẾ HỒNG KÔNG

TRA CỨU VÉ MÁY BAY

VÉ MÁY BAY ĐI HỒNG KÔNG - SÂN BAY QUỐC TẾ HỒNG KÔNG

Thứ 6, 13/02/2015, 23:29 GMT+7

VÉ MÁY BAY ĐI HỒNG KÔNG - SÂN BAY QUỐC TẾ HỒNG KÔNG

Sân bay Quốc tế Hồng Kông (Tiếng Anh: Hong Kong International Airport; IATA: HKG, ICAO: VHHH; sân bay dân dụng chính của Đặc khu hành chính Hồng Kong, Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa. Đây là một trong những sân bay lớn nhất châu Á và cả thế giới cùng là cửa ngõ của Đông Á và Đông Nam Á

Tọa lạc trên đảo Xích Lạp Giác (Chek Lap Kok), sân bay Hồng Kông được cấu tạo bằng cách san bằng một quả núi rồi dùng đất đá đó đắp thêm, lấn ra biển để mở rộng diện tích đất bằng phẳng. Số lượng thông qua Sân bay Hồng Kông đạt 40 triệu hành khách và 3 triệu tấn hàng hóa vào năm 2005 cùng 210.112 đợt cất/hạ cánh. Trong mấy năm liền, hành khách khắp nơi đã chọn Sân bay Hồng Kông là "Sân bay tốt nhất thế giới" theo thống kê của Skytrax. Năm 2006, địa vị số một của Hồng Kông đã bị sân bay Changi của Singapore chiếm mất.

san_bay_hong_kong_1

Chi phí xây dựng sân bay này khoảng 20 tỷ USD trên diện tích hơn 12 km2 . Công trình xây dựng mất 6 năm mới khánh thành năm 1998. Công suất hiện tại của sân bay Hồng Kông là 45 triệu khách và 3 triệu tấn hàng hóa/năm. Năng suất theo dự tính theo kế hoạch là: 87 triệu khách và 9 triệu tấn hàng vận chuyển/năm.

HKIA cũng điều hành một ga hành khách lớn nhất (lớn nhất thế giới khi mở cửa năm 1998) và hoạt động 24 giờ một ngày. Sân bay này được điều hành bởi Cơ quan Sân bay Hồng Kông và là trung tâm chính của Cathay Pacific Airways, Dragonair, Hong Kong Express Airways, Hong Kong Airlines, và Air Hong Kong (hàng hoá). Sân bay này là là một trong những trung tâm của liên minh Oneworld, và nó cũng là một trong những trung tâm hàng hóa châu Á-Thái Bình Dương cho UPS Airlines. Sân bay này là một điểm đến quan trọng cho nhiều hãng hàng không, bao gồm cả China Airlines, China Eastern Airlines. Singapore Airlines, Ethiopian Airlines, Virgin Atlantic và Air India sử dụng sân bay này làm điểm dừng các chuyến bay đường dài.

Hiện có hơn 90 hãng hàng không hoạt động với hơn 150 thành phố khắp thế giới. Năm 2013, sân bay xếp thứ 11 Danh sách các sân bay bận rộn nhất thế giới, với 59,9 triệu lượt khách thông qua, xếp thứ nhất thế giới về lượng hàng hóa với hơn 4 triệu tấn, vượt sân bay quốc tế Memphis. HKIA cũng là một đóng góp quan trọng cho nền kinh tế Hong Kong, với 60.000 người làm việc tại sân bay.

san_bay_hong_kong_2

Lịch sử

Sân bay được xây trên một hòn đảo nhân tạo lớn, qua việc san lấp nối liền hai đảo là Chek Lap Kok và Lam Chau. Hai đảo ban đầu chiếm khoảng 25% diện tích sân bay hiện tại (12.55 km²). Nó nối liền với mặt phía bắc của đảo Lantau (giữa đảo) gần làng Tung Chung, bây giờ được mở rộng thành khu phố mới. Lượng đất san lấp cho sân bay làm tăng thêm diện tích sân bay khoảng 1%. Sân bay này thay thế sân bay cũ là Sân bay Kai Tak, tọa lạc ở khu vực thành phố Kowloon với một đường băng thuộc vịnh Kowloon gần với khu vực nội ô. Công việc xây dựng sân bay mới chỉ là một phần trong một kế hoạch tổng thể xây dựng các hải cảng và cảng hàng không mà sân bay quốc tế Hồng Kông là dự án chính (Airport Core Programme), bên cạnh đó còn có các công trình xây dựng đường và đường tàu điện nối với sân bay gồm các cầu, các đường hầm và các dự án san lấp trên đảo Hong Kong và đảo Kowloon. Đây là dự án tốn kém nhất được sách kỷ lục thể giới ghi nhận. Công trình sân bay này được bầu chọn là một trong 10 thành tựu xây dựng của thế kỷ 20 tại hội nghị ConExpo năm 1999

Bên trong sân bay quốc tế Hồng Kông

Sau 6 năm xây dựng, tốn 20 tỷ USD, sân bay này mở cửa vào ngày 6 tháng 7 năm 1998, sau sân bay quốc tế Kuala Lumpur một tuần. Chuyến bay CX889 của hãng hàng không Cathay Pacific là chuyến bay thương mại đầu tiên đáp xuống sân bay lúc 6:25 sáng. Công trình được thiết kế bởi Foster và Partners. Sau 3 đến 5 tháng đưa vào hoạt động, sân bay gặp một số vấn đề nghiêm trọng về kỹ thuật, cơ học và tổ chức làm hỏng hầu hết sân bay. Lỗi hệ thống máy tính (computer glitches) là nguyên nhân chính gây nên những vấn đề này. Ngay lúc đó, nhà chức trách liền mở cửa nhà ga hàng hóa của sân bay Kai Tak để tiếp nhận các chuyến bay chở hàng hóa vì hư hỏng xảy ra tại ga hàng hóa của sân bay mới tên ST1, và sáu tháng sau đó sân bay mới trở lại hoạt động bình thường. Nhà ga hành khách thứ 2 (T2), mở cửa chính thức vào tháng 6 năm 2007, được nối với đường cao tốc sân bay qua một sảnh mới. Nhà ga này cũng bao gồm khu phố mua sắm Skyplaza, gồm các cửa hiệu và nhà hàng lớn cùng với khu giải trí. T2 bao gồm bến tàu nối với Trung Quốc lục địa và 56 quầy làm thủ tục tại sân bay.

san_bay_hong_kong

Nhà ga

Sân bay này có tổng cộng 70 cửa lên máy bay, với 63 cửa ra máy bay. Trong đó có 5 cửa có thể sử dụng Airbus A380. Singapore Airlines A380 hiện đang hoạt động từ Singapore đến Hồng Kông và sử dụng những cửa trên.

Sân bay gồm 70 cửa, 63 hãng hàng không hoạt động và nhà ga có thể cùng lúc có năm máy bay Airbus A380

Terminal 1

Đây là nhà ga lớn thứ ba thế giới (570,000 m²), sau Terminal 3 Sân bay Quốc tế Dubai (1,500,000 m²) và Terminal 3 Sân bay Quốc tế thủ đô Bắc Kinh (986,000 m²)

Lúc đầu, Terminal 1 là nhà ga hành khách sân bay lớn nhất xây dựng, với tổng diện tích sàn tổng 550.000 m². Nhưng sau một thời gian ngắn, sân bay bị Sân bay quốc tế Suvarnabhumi vượt qua (563,000 m²), khi mở cửa vào ngày 15 tháng chín 2006. Sau đó, phía Đông sân bay đã được mở rộng thêm 39.000 mở rộng để thêm SkyMart, một trung tâm mua sắm. Danh hiệu nhà ga lớn nhất thế giới của Terminal 1 cũng bị nhà ga 3 sân bay Bắc Kinh vượt qua khi hoàn thành vào ngày 29 Tháng 2 năm 2008.

Terminal 2

2 Terminal, cùng với Skyplaza, mở cửa vào ngày 28 Tháng 2 2007.

Người viết: admin

0

Thêm vào giỏ hàng thành công